SpStinet - vwpChiTiet

 

Tác dụng kháng khuẩn của tinh dầu vỏ quả chúc

Nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm tác giả Trần Hoàng Yến, Lê Thị Minh Ngọc, Lê Thanh Vĩnh Tuyên và Phạm Thành Suôl (Đại học Y Dược Cần Thơ) để đánh giá hoạt tính kháng khuẩn in vitro và độc tính của tinh dầu vỏ quả chúc, khẳng định tác dụng tuyệt vời của cây thuốc dân gian này đối với sức khỏe con người.

Hiện nay, cây chúc (Citrus hystrix DC.) là một loài thực vật đặc hữu của tỉnh An Giang. Đây là loài cây mọc hoang cũng như được trồng rãi rác ở vùng đất Bảy Núi. Tinh dầu vỏ quả chúc đã được chứng minh có tác dụng kháng khuẩn tốt, đặc biệt các dòng vi khuẩn thường gặp trong nhiễm trùng đường hô hấp (Streptococcus pneumonia, Staphylococcus aureus, Haemophilus influenza, Streptococcus mutans,…). Chính vì thế, việc tận dụng tốt nguồn dược liệu phong phú này để phát triển thuốc mới, tăng giá trị kinh tế, nâng cao hiệu quả trong điều trị, phục vụ rộng rãi  cho nhu cầu phòng và chữa bệnh là việc làm rất cần thiết.

Cùng với nguyên liệu chính là tinh dầu vỏ quả chúc được chiết xuất bằng phương pháp cất kéo hơi nước, nhóm tác giả kết hợp phương pháp khuếch tán trong thạch để sàng lọc hoạt tính kháng khuẩn vỏ quả chúc, đồng thời  nghiên cứu độc tính cấp của tinh chất vỏ quả chúc thông qua phương pháp Behrens – Karber.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tinh dầu vỏ quả chúc có hoạt tính kháng khuẩn tốt, đồng thời không gây độc tính cấp trên chuột thử nghiệm và sau 60 ngày (liều 200, 400, 600 mg/kg), tinh dầu vỏ quả chúc không làm thay đổi chức năng tạo máu, chức năng gan và chức năng thận trên chuột thử nghiệm.

Đây là các nội dung từ bài viết “Tác dụng kháng khuẩn in vitro và độc tính của tinh dầu vỏ quả chúcđăng trên Tạp chí Dược liệu, số 6, năm 2019 vừa được bổ sung vào kho tư liệu của Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN TP.HCM (CESTI).

Trong tài liệu này, còn 10 nội dung nghiên cứu đáng chú ý khác về lĩnh vực Khoa học Y dược, như:

  1.  Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam 2019
  2.  Một số hợp chất Triterpen, Flavonoid và Pyrimidin từ phần trên mặt đất cây bù ốc leo
  3. Thành phần hóa học của rễ mú từn thu hái tại Nghệ An
  4. Các hợp chất phenolic từ lá trầu không
  5. Các hợp chất lanostan triterpen phân lập từ nấm linh chi nhiệt đới
  6. Đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh Gút trên thực nghiệm của viên nang cần tây
  7.  Định tính và định lượng thuốc hạ glucose huyết nhóm sulfonylurea trộn trái phép trong chế phẩm đông dược bằng sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao
  8. Hoạt tính kháng oxy hóa và độc tế bào trên dòng tế bào ung thư gan HepG2 của các cao chiết ethanol từ một số dược liệu thu hái tại phía nam Việt Nam
  9. Tác dụng bảo vệ gan của các cao chiết từ rau trai trên mô hình chuột tổn thương gan do ethanol
  10. Đánh giá tác dụng hạ glucose huyết của cao lỏng bài thuốc ST

Quý bạn đọc có thể bấm vào tên bài để tham khảo nội dung chi tiết; hoặc tra cứu các cơ sở dữ liệu của CESTI để tìm tài liệu theo yêu cầu của riêng mình, tại địa chỉ: http://cesti.gov.vn/thu-vien/1/tra-cuu-chung

Kim Oanh (CESTI)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả