Ảnh hưởng của tỉ lệ Pigment/monome đến sự tạo thành các hạt nhựa màu dùng cho mực in gốc nước
20/03/2008
KH&CN trong nước
KH&CN trong nước
Đề tài do các tác giả Hoàng Thị Kiều Nguyên, Phùng Anh Tuân, Nguyễn Quang Hưng (Bộ môn Công nghệ in- Đại học Bách khoa Hà Nội) thực hiện nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ pigment trên monome để tìm ra giải pháp hạn chế nhược điểm của mực in pigment.
Đề tài được tiến hành với các vật liệu sau: pigment magenta, Monome Styrene, hydroxy methyl methacrylate, chất nhũ hóa Sodium Dodecyl Benzene Sulfonate, chất khơi mào Kali persulfate… sau đó phản ứng được thực hiện trong điều kiện ổn nhiệt ở 800C, tốc độ khuấy là 300 vòng/phút, thời gian là 3 giờ.
Kết quả thực nghiệm cho thấy, ảnh hưởng của tỉ lệ pigment trên monome dẫn đến sự tạo thành các hạt pigment được bọc. Số hạt pigment được bọc tăng lên với sự giảm tỉ lệ pigment/mnome. Tỉ lệ này thích hợp cho phản ứng tạo thành lớp vỏ polyme 1/5. Ở giá trị này lớp vỏ sẽ bảo vệ các hạt pigment không bị tập hợp mà không ảnh hưởng tới màu sắc của các hạt pigment. Các hạt pigment sau khi bọc có đường kính 80nm nhỏ hơn nhiều so với tiêu chuẩn 250nm. Hệ phân tán pigment có sự dịch chuyển phổ hấp thụ cực đại nằm trong giới hạn 10nm.
Nghiên cứu cũng cho rằng, các hạt pigment, monome và điều kiện phản ứng trùng hợp sử dụng trong nghiên cứu này là phù hợp để sản xuất pigment bọc polyme- một giải pháp hiệu quả nhất giúp cải thiện chất lượng mực in gốc nước.
BH (Theo Tạp chí Hóa học&ứng dụng, số 3/08)