SpStinet - vwpChiTiet

 

Phân lập và tuyển chọn các chủng vi khuẩn nitrat hóa để ứng dụng trong xử lý nước hồ ô nhiễm

Đề tài do nhóm tác giả Trần Liên Hà, Phạm Tuấn Anh, Nguyễn Thị Thanh thực hiện với mục đích tìm ra các điều kiện nuôi cấy thích hợp nhằm thu sinh khối các chủng có khả năng nitrate hóa để ứng dụng trong sản xuất các chế phẩm vi sinh xử lý nước hồ ô nhiễm.

Với 9 mẫu đất và nước ở xung quanh Hà Nội được thu thập để làm nguồn vi sinh vật, nhóm tác giả tiến hành phân lập bằng các phương pháp: xác định hàm lượng NH4+, hàm lượng NO2- và nghiên cứu ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của các chủng nitrit hóa.
Kết quả cho thấy, trong 2 mẫu đất không một vi khuẩn nitrat hóa nào được tìm thấy, với 7 mẫu nước được sử dụng thì 4 mẫu lấy ngay trên bề mặt hồ thu được nitrat hóa, còn 3 mẫu lấy ở độ sâu 0,5m không thấy. Như vậy các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của các chủng nitrit hóa là: pH môi trường. Trong trường hợp môi trường pH quá cao dẫn đến việc tạo ra một lượng lớn NH3 trong môi trường và làm ức chế sự phát triển của vi khuẩn oxi hóa amon và nitrit. Khi pH của môi trường quá thấp dẫn đến việc tích tụ một lượng lớn axit nitrit và chất ức chế sự phát triển của vi khuẩn nitrate hóa. Về ảnh hưởng của nhiêt độ, có thể thấy rõ khi chủng S5 phát triển tốt ở nhiệt độ 300C và đạt giá trị OD 620nm cực đại 0,353 sau 48 giờ nuôi cấy. Sự phát triển đó giảm đi rõ rệt khi nhiệt độ thay đổi. Ở 200C, 300C, 400C S5 phát triển chậm và giá trị OD 620nm cực đại lần lượt là 0,175; 0,188 và 0,142 sau 48 giờ.

BH (Theo Tạp chí KH&CN, tập 45, số 3/07)

 

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả