SpStinet - vwpChiTiet

 

Điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức ở nữ bằng cách tạo mô sẹo cạnh cổ bàng quang

Đề tài do tác giả Nguyễn Tuấn Vinh thực hiện nhằm nghiên cứu phương pháp tạo sẹo dính cạnh cổ bàng quang điều trị tiểu không kiểm soát, phù hợp với tình hình kinh tế Việt Nam...

Tiểu không kiểm soát khi gắng sức ở nữ là một bệnh lý rất phổ biến, không gây chết người nhưng ảnh hưởng đến tâm lý bệnh nhân và làm cho họ mất khả năng hoà nhập với xã hội. Có nhiều phương pháp điều trị tốt như nội soi ổ bụng Burch, TVT… nhưng trang thiết bị và giá thành khá cao.
Nghiên cứu tiến hành hồi cứu các trường hợp tiểu không kiểm soát khi gắng sức được thực hiện giữ cổ bàng quang bằng 2 sợi chỉ 2 bên kéo dài từ vùng sau xương mu tới âm đạo tương tự phương pháp của Gittes. Mục đích của xuyên chỉ 2 bên cổ bàng quang là để giữ cổ bàng quang không di động khi gắng sức và kéo thành trước âm đạo ép vào niệu đạo góp phần kềm giữ nước tiểu. Một thời gian sau chỉ sẽ cắt đứt mô dần dần và mô sẹo sẽ hình thành thay thế nhiệm vụ của sợi chỉ.
Kết quả, có tất cả 32 trường hợp điều trị, độ tuổi trung bình là 55,7; có 20 trường hợp sa bàng quang độ 1, 12 trường hợp sa bàng quang độ 2, thời gian khởi bệnh lâu nhất là 8 năm, ngắn nhất là 2 tháng… Thời gian mổ trung bình một trường hợp là 15 phút; có 6 trường hợp xuyên kim vào bàng quang nhưng chỉ cần rút ra và làm lại thì kết quả tốt, không có biến chứng gì trong hậu phẫu… Tỷ lệ mổ thành công là 81,25% (25/32 trường hợp - ). Đề tài cũng đưa ra kết luận là cho tới hiện nay vẫn còn nhiều phương pháp điều trị tiểu không kiểm soát vẫn được thực hiện song song cho thấy vấn đề vẫn chưa thống nhất. Phương pháp điều trị nêu trong nghiên cứu này tương đối đơn giản và rẻ tiền mà tác giả cho là có thể phù hợp với các nơi có nền kinh tế chưa cao. Việc lựa chọn phương pháp nào là tuỳ tình huống cụ thể cũng như kinh nghiệm của phẫu thuật viên.
LV (nguồn: Tạp Chí Y học thực hành, số 12/2007)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả