SpStinet - vwpChiTiet

 

Đặc điểm, cơ cấu phụ nữ mang thai đến khám thai và tư vấn xét nghiệm HIV tại quận Ngô Quyền, Hải Phòng năm 2005

Đề tài do nhóm tác giả gồm Nguyễn Trọng Thắng (Dự án LIFF-GAP), Đào Xuân Vinh (Học Viện Quân Y), Vũ Văn Công (Trung tâm PC HIV/AIDS Hải Phòng) thực hiện nhằm mô tả một số đặc điểm, cơ cấu của phụ nữ mang thai đến khám tại quận Ngô Quyền; xác định tỷ lệ phụ nữ mang thai chấp nhận tư vấn và xét nghiệm HIV tại quận Ngô Quyền.

Nghiên cứu tiến hành với các phụ nữ mang thai đến khám thai tại các tổ y tế phường của quận Ngô Quyền từ 1/1/2005 đến 31/12/2005.
Kết quả cho thấy, về đặc điểm, cơ cấu phụ nữ mang thai đến khám thai tại các tổ y tế phường, trong năm 2005 đã có 3642 lượt phụ nữ mang thai đến khám thai (trung bình mỗi phụ nữ mang thai trong thời kỳ thai nghén đi khám thai 2,4 lần). 89,7% số phụ nữ mang thai đến khám thai tại các tổ y tế phường sở tại. Tỷ lệ phụ nữ mang thai từ 20-29 tuổi chiếm 67,4%; từ 30-39 tuổi chiếm 30,8%; 10% phụ nữ có thai dưới 3 tháng đi khám thai lần đầu; 74,1% có thai 3-6 tháng đi khám lần đầu. Trên 90% phụ nữ mang thai đến khám thai tại tổ y tế phường có trình độ cấp 2 và 3; 5,4% có trình độ đại học, cao đẳng hoặc trên đại học. Số phụ nữ mang thai là công nhân hoặc công chức viên chức chiếm 37,5%, nội trợ 61%. Về tỷ lệ phụ nữ mang thai chấp nhận tư vấn và xét nghiệm HIV, trong lần khám thai thứ nhất, 100% phụ nữ mang thai chấp nhận tư vấn về HIV và 66,6% chấp nhận xét nghiệm HIV. Sau lần khám thai thứ hai và ba, tỷ lệ chấp nhận xét nghiệm HIV là 97,6%.
Việc xét nghiệm HIV tại tổ y tế phường/xã là chiến lược quan trọng nhằm phát hiện sớm phụ nữ mang thai nhiễm HIV để quản lý, tư vấn và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con một cách toàn diện, hiệu quả.
 
LV (nguồn: Tạp Chí Y học thực hành, số 11/2007)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả