Nghiên cứu môi trường pha loãng tinh dịch chó bảo tồn ở 5C
03/07/2008
KH&CN trong nước
KH&CN trong nước
Đề tài do tác giả Đỗ Văn Thu, Nguyễn Anh, Nguyễn Tuấn Anh (Viện Công nghệ sinh học) thực hiện nhằm áp dụng các thành tựu khoa học về thụ tinh nhân tạo chó tại trung tâm huấn luyện chó nghiệp vụ (Bộ Công an).
Chó giống để nghiên cứu là tám con chó đực giống Becgiê nuôi tại Trung tâm huấn luyện chó nghiệp vụ - Bộ công an, từ 2 – 4 năm, trọng lượng 35-55kg, đã phối giống thành thục được sử dụng làm động vật cho tinh dịch. Chó được luyện tập cho sự thu nhận tinh dịch, khai thác tinh một lần trong tuần.
Qua nghiên cứu môi trường tinh dịch trong 3 môi trường, cho thấy, môi trường 1(tris 3,634g; citric acid 1,99g; fructose 0,50g; lòng đỏ trứng gà 14%; penicillin 100g; streptomycin 100mg, nước cất hai lần đến đủ 100ml) có khả năng duy trì sức sống của tinh trùng chó bảo tồn ở nhiệt độ 50C tốt hơn so với môi trường 2 (trisodium citrate dihydrate 1,1323 g, glucose 0,59466g; fructose 0,59466g, penicillin 100mg,streptomycin 50mg, nước cất hai lần đến đủ 100ml) hoặc 3 (sữa tách chất béo 10g, glucose 194mg, penicillin 50mg, streptomycin 50mg, nước cất hai lần đến đủ 100ml).
Khi bổ sung 14% lòng đỏ trứng gà vào môi trường có ảnh hưởng lên phẩm chất tinh dịch bảo tồn ở 50C tốt hơn so với bổ sung 20% lòng đỏ trứng gà.
Sử dụng đường fructose hoặc đường glucose trong môi trường pha loãng tinh dịch cho sản phẩm chất tinh dịch tốt hơn sử dụng môi trường có raffinose.
Glycerol có ảnh hưởng tốt lên khả năng duy trì sức sống của tinh trùng trong thời gian bảo tồn. Bổ sung kết hợp glycerol với dimethyl sulfoxide vào môi trường pha loãng không cho kết quả tiến bộ về duy trì sức sống của tinh trùng trong thời gian bảo tồn tinh dịch pha loãng ở 50C.
BH (Theo Tạp chí Sinh học, số 1/08)