SpStinet - vwpChiTiet

 

Nghiên cứu lựa chọn phụ gia chống oxi hóa cho mỡ bôi trơn phân hủy sinh học gốc dầu thực vật

Với mục đích lựa chọn, phụ gia (PG) chống oxi hóa hiệu quả để tổng hợp mỡ bôi trơn phân hủy sinh học (MBT PHSH) gốc dầu thực vật (DTV). Nhóm tác giả Phạm Thị Thúy Hà (Additive and Petroleum Products Company) và Hoàng Trọng Yêm (Trường Đại học Bách khoa Hà Nội) thực hiện nghiên cứu tác dụng chống oxi hóa của các PG riêng biệt và tổ hợp các phụ gia đối với MBT gốc DTV, trong đó lấy MBT gốc dầu sở làm đại diện.

Với nguyên liệu dầu sở là dầu thô lấy từ Hà Giang tinh chế đến chỉ số Axit là 1,25mg KOH/g, các phụ gia ZDDP, alhyldiphenylamin, alkyl phenol (L135) của CIBA và hỗn hợp bis- và tris-dialkyl-4-oxi – benzylamin. Nhóm tác giả cho 12-StOH và dầu sở với tỉ lệ 1:6 vào nồi phản ứng, rồi nâng nhiệt lên 850C. Nạp dung dịch LiOH 10%, duy trì ở 95-1000C. Sau đó nâng nhiệt lên 1950C. Nạp từ từ lượng DTV còn lại vào nồi phản ứng để nhiệt độ xuống dưới 1800C. Để mỡ nguội đến 1100C, cuối cùng nạp phụ gia, cho hỗn hợp mỡ qua đồng thể hóa. Trong suốt quá trình phải luôn duy trì khuấy.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiệu quả chống oxi hóa đối với MBT dầu sở giảm dần trong dãy sau đây: alhyldiphenylamin> ZDDP> alkyl phenol, trong khi đối với dầu sở quan sát thấy ZDDP # DPA. Đối với MBT gốc DTV (đại diện là dầu sở) hiệu quả chống oxi hóa của tổ hợp PG ZDDP/ DPA với tỉ lệ sử dụng 2-4% có khả năng chống oxi hóa tốt hơn so với các tổ hợp PG truyền thống áp dụng cho MBT gốc khoáng (hỗn hợp alkyl phenol/ DPA hoặc PG A-P). Đó là sự tăng độ bền nhiệt của tổ hợp PG do sự tạo thành hỗn hợp muối ZDDP và muối dialkyldithiophosphat amin. Ngoài ra, tổ hợp PG có sự cộng hưởng do tác dụng theo cả 2 cơ chế bắt gốc tự do và phân hủy peroxit.

BH (Theo tạp chí Hóa học, số 6/07)

 

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả