SpStinet - vwpChiTiet

 

Nghiên cứu cây làm thuốc tại khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị

Đề tài do PGS.TS Trần Minh Hợi (Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật), Lương Thị Thu Hường (ĐH Nông lâm Thái Nguyên), Nguyễn Quang Anh (Trường THPT Cao Bá Quát, Quốc Oai – Hà Tây) thực hiện điều tra, đánh giá các loài thực vật dùng làm thuốc giá trị sử dụng của chúng tại khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

Theo đó, nguồn cây làm thuốc ở khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa có 440 loài thuộc 348 chi của 137 họ trong 5 ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong đó, ngành mộc lan (Magnolipophyta) có số họ, chi và loài nhiều nhất, ngành thông đất (Lycopodiophyta) có số họ, chi và loài ít nhất. Trong ngành mộc lan, lớp mộc lan (Magnoliopsida) có 103 họ, 295 chi và 390 loài; lớp loa kèn (Liliopsida) có 22 họ, 40 chi và 38 loài. Có 5 họ nhiều loài làm thuốc (trên 10 loài) là họ cúc (Asteraceae) 35 loài, họ đậu (Fabaceae) 28 loài, họ thầu dầu (Euphorbiaceae) 22 loài, họ dâu tằm (Moraceae) 16 loài và họ cà phê (Rubiaceae) 13 loài. Các loài cây thuốc cần bảo vệ: 17 loài trong Sách Đỏ Việt Nam, 2007 (6 loài thuộc nhóm nguy cấp – EN, 11 loài thuộc nhóm sẽ nguy cấp – VU). Có 14 loài trong danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam, 2006 (5 loài EN, 9 loài VU). Có 7 loài trong Nghị định 32/CP/2006 (1 loài IA và 6 loài IIA). Có một số loài có trữ lượng lớn tại chỗ có thể cho khai thác sử dụng làm thuốc cho cộng đồng dân tộc địa phương.

LV (nguồn: TC NN&PTNT, 8/2008)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả