Nghiên cứu sự liên quan giữa trình tự chuỗi nhẹ gen fibroin với chất lượng tơ kén của một số giống tằm nguyên chủng và các cặp lai
25/03/2009
KH&CN trong nước
KH&CN trong nước
Đề tài do TS. Nguyễn Thị Thanh Bình và CN. Đinh Thị Ngọc Thúy (Viện Công nghệ sinh học – Viện KH&CN Việt Nam) thực hiện nghiên cứu sự liên quan giữa trình tự chuỗi nhẹ FL gen fibroin của một số giống tằm nguyên chủng, các cặp lai F1 nhị nguyên, F1 tứ nguyên với năng suất chất lượng tơ kén của chúng.
Nghiên cứu tiến hành với 4 giống tằm nguyên chủng kén trắng là BV
11, BV
12, O
1, A
2, các cặp lai F1 nhị nguyên BV
11 x V
12, O
1 x A
2, F1 tứ nguyên TQ112 (số 1: con đực, số 2: con cái) do Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Nông lâm nghiệp Lâm Đồng cung cấp.
Việc nghiên cứu trình tự gen fibroin sẽ mở ra khả năng cải tạo giống tằm dâu theo hướng nâng cao năng suất chất lượng tơ kén.
Theo đó, fibroin tằm dâu (bombyx mori L.) bao gồm chuỗi nhẹ FL và chuỗi nặng FH, chúng kết nối với nhau bởi liên kết disulfide. Liên kết H-L là yếu tố cần thiết để tiết ra lượng fibroin lớn hơn, do đó liên quan đến khả năng tạo tơ của giống. Sử dụng cặp mồi đặc hiệu FL
1 và FL
2 khuếch đại một đoạn chuỗi nhẹ FL gen fibroin của một số giống tằm nguyên chủng, các cặp lai nhị nguyên, tứ nguyên và tìm hiểu sự liên quan với chất lượng tơ kén của chúng. Kết quả nhận được cho thấy, kích thước đoạn gen được khuếch đại dao động từ 733bp đến 735bp. Độ tương đồng so với các trình tự khác trên Genbank thay đổi từ 93,94%-99,65%. Trình tự chuỗi nhẹ FL gen fibroin của các giống tằm khác biệt theo hệ kén, nhưng không liên quan đến giới tính. Sự thay đổi trình tự nucleotide chuỗi nhẹ FL gen fibroin của các giống tằm nguyên chủng liên quan đến năng suất, chất lượng tơ kén của giống, có thể dùng làm marker phân tử để đánh giá giống dùng làm vật liệu lai, mở ra khả năng đưa ứng dụng công nghệ sinh học vào cải thiện giống tằm trong tương lai.
LV (nguồn: TC NN&PTNT, 6/2008)