Nghiên cứu sự tạo phức của chì (II) với 1-(2-pyridylazo)-2-napthtol bằng phương pháp chiết – trắc quang, ứng dụng phân tích định lượng chì
11/09/2008
KH&CN trong nước
KH&CN trong nước
Đề tài do nhóm tác giả Nguyễn Khắc Nghĩa, Nguyễn Ái Nhân, Nguyễn Trung Dũng (Khoa hóa, Đại học Vinh) thực hiện nghiên cứu sự tạo phức của chì (II) với 1-(2-pyridylazo)-2-naphtol bằng phương pháp chiết – trắc quang, ứng dụng phân tích định lượng chì.
Nghiên cứu sự tạo phức của chì bằng phương pháp chiết trắc quang là một trong những hướng có triển vọng nâng cao hiệu quả độ nhạy, độ chọn lọc, độ chính xác của phép xác định vi lượng của nguyên tố này trong điều kiện các phòng thí nghiệm ở Việt Nam.
Nhóm tác giả tiến hành thực nghiệm bằng các dung dịch Pb2+ được lấy từ dung dịch chuẩn, dung dịch thuốc thử PAN (10-3 M) được pha chế từ lượng cân, lực ion µ = 0,1 được thiết lập bằng dung dịch NaNO3 1M.
Sau khi nghiên cứu hiệu ứng phức đơn ligan; các điều kiện tối ưu cho sự chiết phức đơn; các thành phần, cơ chế tạo phức và các tham số định lượng của phức; xây dựng chương trình đường chuẩn phụ thuộc mật độ quang vào nồng độ của phức và xác định hàm lượng chì bằng phương pháp chiết trắc quang, đã chứng minh được hiệu ứng tạo phức đơn ligan Pb(II) - PAN trong dung môi clorofom. Các điều kiện tối ưu cho sự chiết phức λtu = 560nm, pHtu= 6,90; thời gian lắc chiết là 5 phút, dung môi chiết là clorofom, thể tích dung môi là 5 ml và chỉ chiết một lần. Thành phần, cơ chế và tham số định lượng của phức được xác định theo: tỷ lệ Pb(II) - PAN = 1:2, phức tạo thành là đơn nhân, dạng ion kim loại đi vào phức là Pb2+. Thuốc thử đi vào phức R- có giá trị ε = (3,211 ± 0,0172).104, IgKcb = 7,482 ± 0,694; Igß = 20,50123 ± 0,3593.
Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, hàm lượng của chì trong mẫu nhân tạo khi đối chiếu với phương pháp cực phổ cho kết quả thống nhất.
BH (Tạp chí Hóa học & Ứng dụng, số 8/08)