SpStinet - vwpChiTiet

 

Xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi trồng cây địa lan (Cymbidium spp.) cấy mô

Đề tài do GS.TS. Nguyễn Quang Thạch và các tác giả Hoàng Thị Nga, Lê Văn Vy, Hoàng Minh Tú (Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội) thực hiện nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi trồng cây địa lan (Cymbidium spp.) cấy mô.

Nghiên cứu tiến hành với 4 giống địa lan Xanh Chiểu, Trung Quốc Xanh, Hồng Hoàng và Bạch Ngọc.
Kết quả đã xác định được thời gian đưa cây ra ngoài vườn ươm tốt nhất ở vùng đồng bằng là các tháng 1,2,3,4,5,9,10,11,12 và vùng núi là vào các tháng 3,4,5,6,7,8,9,10. Giá thể cho tỷ lệ sống cao, cây sinh trưởng phát triển tốt khi đưa ra vườn ươm là dớn – xơ dừa tỷ lệ 1:1. Chế độ phân bón luân phiên hợp lý có tác dụng tốt đến hợp lý có tác dụng đến sự sinh trưởng phát triển của cây so với bón đơn độc một loại phân bón. Chế độ phân bón tốt nhất cho cây vườn ươm là 5 lần N:P:K (30:10:10) + 1 lần N:P:K (20:20:20) + 1 lần dung dịch (sữa cá) + 1 lần vitamin tổng hợp. Trong các công thức phối trộn giá thể thì công thức giá thể: 1/2 rễ cây dương xỉ + 1/4 đất mùn + 1/4 phân dê là tốt nhất. Để cây phát triển hài hòa cân đối thì công thức phân bón tốt nhất dùng cho cây ngoài vườn sản xuất là: 3 lần N:P:K (20:20:20) + 1 lần N:P:K (30:10:10) + 1 lần dung dịch hữu cơ (sữa cá) + 1 lần vitamin tổng hợp. Xử lý KH2PO4 có tác dụng tích cực đến sự tăng số lượng ngồng hoa hình thành so với đối chứng.

LV (nguồn: TC NN&PTNT, 8/2008)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả