Nghiên cứu tuyển chọn một số giống lúa thuần có năng suất, chất lượng cao tại huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk
26/11/2015
KH&CN trong nước
KH&CN trong nước
Huyện Lắk nằm ở phía Đông tỉnh Đắk Lắk, có dân số 62.572 người, diện tích đất tự nhiên 125.604 ha, cây lúa nước được xác định là một ưu thế của huyện với năng suất bình quân đạt 42,11 tạ/ha/năm, tổng sản lượng thóc đạt 41.508 tấn (2012). Chính quyền và nhân dân toàn huyện phấn đấu đưa năng suất lúa bình quân lên 6 – 8 tấn/ha/năm trong những năm tới, đồng thời chú trọng tăng tỷ lệ lúa gạo có chất lượng cao lên theo nhu cầu thực tế.
Để đáp ứng yêu cầu này, các tác giả đã tiến hành với 14 giống lúa được nghiên cứu và tuyển chọn của Viện lúa Ô Môn ở Đồng bằng sông Cửu Long và phương pháp điều tra đánh giá nhanh nông thôn (RRA).
Kết quả nghiên cứu cho thấy: các giống lúa thí nghiệm tỏ ra thích ứng tốt với khí hậu trong vùng, lúa sinh trưởng và phát triển tốt (đẻ nhánh khá cao 9,3 – 10,3 khánh/khóm, đạt 361 – 396 bông/m2, số hạt trắc 110 – 163 hạt/bông…); năng suất thực thu tăng, ở xã Buôn Tría giống lúa OM9915 cho năng suất cao nhất (7,21 tấn/ha), tiếp đến là các giống lúa OM4900 (7,16 tấn/ha), OM7347 (6,93 tấn/ha), OM7167 (6,88 tấn/ha). Ở xã Đắk Liêng, giống OM7347 cho năng suất cao nhất (7,12 tấn/ha), tiếp theo là OM9919 (7,08 tấn/ha), OM5918 (7,03 tấn/ha), OM6162 (6,97 tấn/ha); chất lượng gạo (hạt gạo dài, trong, thơm, dẻo…) của 3 giống lúa tốt nhất cho năng suất cao được tuyển chọn đạt tiêu chuẩn xuất khẩu là OM4900, OM7347 và OM9915.
Để các giống lúa nghiên cứu được đưa vào sản xuất phổ biến, đại trà cần tiếp tục nghiên cứu thêm về mật độ, phân bón và thời vụ của các giống lúa nhằm đảm bảo sự phù hợp với diều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng của huyện.
Nguồn: TC Thông tin KH&CN Đắk Lắk, số 4/2015