Ứng dụng GIS xây dựng mô hình quản lý hạ tầng mạng viễn thông tỉnh Bình Dương
03/08/2012
KH&CN trong nước
KH&CN trong nước
Sở KH&CN Bình Dương vừa tiến hành nghiệm thu đề tài “Ứng dụng GIS xây dựng mô hình quản lý hạ tầng mạng viễn thông tỉnh Bình Dương” do KS. Phan Thanh Nam làm chủ nhiệm, Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì thực hiện.
Sau gần 2 năm triển khai (4.2010 - 3.2012), đề tài đã hoàn thành dữ liệu GIS, xây dựng được phần mềm GIS về hạ tầng viễn thông tỉnh Bình Dương (BD), với tỷ lệ 1/25.000 trên tọa độ VN2000. Cụ thể, đã xây dựng được dữ liệu nền và bản đồ nền BD gồm có 10 lớp dữ liệu (giao thông, địa giới hành chính tỉnh, địa giới hành chính huyện, địa giới hành chính xã, điểm địa danh POI, sông ngòi, đường sắt, công viên, khu công nghiệp, đường bình độ); dữ liệu hạ tầng viễn thông BD trong đó (có 1214 trạm BTS thuộc 28 cột thông tin mỗi điểm; 94 điểm mạng truyền số liệu chuyên dụng với 33 cột thông tin mỗi điểm; đối với đối tượng đăng ký sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đã xây dựng được 108 điểm truyền số liệu chuyên dụng với 39 cột thông tin mỗi điểm; đã xây dựng được 1408 trạm thu phát sóng Viba với 28 cột thông tin mỗi điểm; 635 cơ sở dữ liệu đường truyền sóng Viba với 16 cột thông tin mỗi đường truyền, 511 đường truyền dẫn với 20 cột thông tin mỗi tuyến; hình thành được 181 điểm tuyến truyền dẫn với 13 cột thông ton mỗi tuyến, 599 trạm viễn thông với 24 cột thông tin mỗi trạm; 10 doanh nghiệp viễn thông hoạt động trên địa bàn đã được xây dựng cơ sở dữ liệu với 28 cột thông tin cho mỗi doanh nghiệp và xây dựng được 51 điểm cung cấp dịch vụ viễn thông hoạt động trên địa bàn BD với 25 cột thông tin mỗi điểm); xây dựng phầm mềm GIS (cài đặt Micrồt SQL Server tại máy chủ, bản quyền MapInfo MapXtreme…); những Module chức năng của phần mềm; công cụ tương tác bản đồ; công cụ xem thông tin từng đối tượng hạ tầng viễn thông BD…
Đề tài có ý nghĩa thiết thực, góp phần đào tạo thêm đội ngũ cán bộ công chức được có được những kiến thức cơ bản, chuyên sâu về GIS và những kỹ năng cần thiết trong việc tiếp cận phần mềm GIS-MapInfo; hỗ trợ các ngành khoa học khác trong việc đo đạc bản đồ, viễn thám, GPS…; xem bản đồ; tìm kiếm và cập nhật thông tin thuộc địa bàn BD được nhanh chóng và chính xác và nhất là có thể tiết kiệm thời gian, chi phí và đáp ứng kịp thời công tác quản lý, quy hoạch hạ tầng viễn thông của BD.
LV (nguồn: TC Hoạt động KH, 7/2012)