SpStinet - vwpChiTiet

 

Trao giải cuộc thi giáo viên sáng tạo trên nền tảng công nghệ thông tin

Ngày 21/1, tại trường Đại học RMIT Việt Nam (cơ sở TP.HCM), Trung tâm Thông tin và Chương trình Giáo dục (Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM) tổ chức tổng kết và trao giải cuộc thi “Giáo viên sáng tạo trên nền tảng công nghệ thông tin cấp thành phố” năm học 2017 – 2018. Tại đây cũng triển lãm 168 sản phẩm dự thi ở các nội dung dạy học theo dự án; thiết kế bài giảng E-Learning; phần mềm, trang web cho giáo dục; thiết kế bài giảng bằng phần mềm MS Power Point; thiết kế bài giảng trên bảng tương tác.

Cuộc thi năm nay thu hút 1.132 bài dự thi (tăng gấp 3 lần so với năm 2016 – 2017) từ 407 đơn vị là các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT,… trên địa bàn thành phố. Vòng chung kết có 168 sản phẩm dự thi ở các hạng mục: dạy học theo dự án; thiết kế bài giảng E-Learning; phần mềm, trang web cho giáo dục; thiết kế bài giảng bằng phần mềm MS Power Point; thiết kế bài giảng trên bảng tương tác. Ban tổ chức đã trao 39 giải khuyến khích, 13 giải ba, 13 giải nhì và 13 giải nhất cho các sản phẩm dự thi ở các hạng mục nêu trên. Ở hạng mục phần mềm, trang web cho giáo dục, giải nhất thuộc về “Website hướng nghiệp dành cho học sinh THCS nhóm” của giáo viên trường THCS Sương Nguyệt Anh - Quận 8. Hai hạng mục mới của cuộc thi năm nay là thiết kế bài giảng điển tử E-Learning và thiết kế bài giảng trên phần mềm MS PowerPoint trao giải nhất cho các sản phẩm như: bài giảng Một số dân tộc ở Tây Nguyên (Tiểu học Phùng Hưng, quận 11), Áp suất khí quyển (THCS Bạch Đằng, quận 3), Phản ứng phân hạch (THPT Trung Phú),…

Khu vực triển lãm 168 sản phẩm dự thi vòng chung kết thu hút nhiều khách tham quan.

Đây là lần thứ 3 cuộc thi được tổ chức, nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng của giáo viên về việc sử dụng các phương pháp giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm thông qua ứng dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả, dạy học theo dự án, tích hợp liên môn, học tập bên ngoài lớp học. Đồng thời đổi mới trong cách thức kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh; xây dựng các kỹ năng học tập thế kỷ 21 cho học sinh bao gồm: sáng tạo, giải quyết vấn đề, xây dựng tri thức, hợp tác, giao tiếp, làm việc nhóm, tư duy độc lập và tự kỷ luật. Đó cũng là định hướng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học, quản lý giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông mới. Việc tăng cường khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học sẽ giúp giáo viên nâng cao năng lực tự học, tự bồi dưỡng, chia sẻ, trao đổi thông tin qua mạng internet, đáp ứng yêu cầu dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả