SpStinet - vwpChiTiet

 

Việt Nam - lợi thế sản xuất nguồn năng lượng gió

“Năng lượng tái tạo đã và đang được khai thác và sử dụng trong thực tế hiện nay như: thủy điện nhỏ, năng lượng gió, năng lượng sinh khối, năng lượng khi sinh học,… Về năng lượng gió, Việt Nam là nước có tiềm năng phát triển nhất tại khu vực Đông Nam Á”. Đó là phát biểu của Bà Angelika Wasielke đến từ Hiệp hội Hợp tác Quốc tế Đức tại Việt Nam trong “Hội nghị ENEREXPO Việt Nam 2012” thuộc khuôn khổ “Triển lãm Quốc tế lần thứ 2 về các giải pháp năng lượng tái tạo và phân tán” được tổ chức bởi Cục Thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia - Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) diễn ra từ ngày 21-23/3/2012 tại Hà Nội.
  
 
Mô hình sản xuất năng lượng gió tại Triển lãm

Tại Hội nghị, các chuyên gia hàng đầu về năng lượng trong và ngoài nước đều cho rằng, trong tương lai Việt Nam sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào giá năng lượng thế giới, đặc biệt là sự cạn kiệt dần nguồn nhiên liệu hóa thạch nội địa cũng như giá dầu biến động theo xu hướng thế giới. Do vậy, giải pháp sử dụng nguồn năng lượng tái tạo đang được tập trung hơn cả. Trong đó năng lượng gió được đánh giá là nguồn năng lượng tiềm năng nhất trong số nguồn năng lượng tái tạo có thể sản xuất tại Việt Nam.
TS. Nguyễn Anh Tuấn - Trưởng phòng Quan hệ Quốc tế thuộc Viện năng lượng cho rằng, Tổng tiềm năng năng lượng gió mà Việt Nam có thể có là 1.750 MW với tốc độ gió trung bình ở khu vực có gió tốt là 6m/s ở độ cao 60m. Hiện nay nguồn năng lượng này được tập trung nhiều nhất tại vùng duyên hải, miền trung, miền Nam, Tây Nguyên và tại các đảo.
Theo Bà Angelika Wasielke, Việt Nam đang có những hạn chế nhất định về đầu tư phát triển lĩnh vực này như: thiếu các kỹ sư và chuyên gia trong nước dẫn đến sự phụ thuộc vào chuyên gia nước ngoài, xung đột trong sử dụng đất (nhiều dự án điện gió ở Ninh Thuận và Bình Thuận bị chậm trễ do bảo tồn titanium), cơ sở hạ tầng chưa tương xứng,… nhưng Việt Nam có thể vượt qua khó khăn này nếu như có sự hỗ trợ từ phía Chính phủ và các địa phương có dự án.
Được biết, Việt Nam hiện có dự án điện gió tại Bình Thuận với công suất 30MW đã đi vào hoạt động, dự án điện gió Bạc Liêu, công suất 16MW đang xây dựng, trạng trại gió Cầu Đất (Lâm Đồng), Phương Mai 3 (Bình Định),…
Bên cạnh đó, Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ sẽ tạo cơ chế hỗ trợ cho việc phát triển điện gió tại Việt Nam nhằm mục tiêu xây dựng và hoàn thiện khung pháp lí cho sản suất nguồn năng lượng này trong thời gian tới.
Nguồn:  Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả