Khi coronavirus tiếp tục lan rộng ở Trung Quốc và trên thế giới, các chuyên gia đã kiểm soát tốt hơn mức độ nghiêm trọng của bệnh, tiến trình diễn biến ở bệnh nhân và khả năng lây lan ở những khu vực khép kín, như bệnh viện.
Tính đến ngày 7/2, virus này đã giết chết 637 người và lây nhiễm thêm 31.211 ở Trung Quốc, theo Tổ chức Y tế Thế giới. Thêm một người chết và 270 trường hợp nhiễm tại 24 quốc gia khác. Dữ liệu chi tiết từ khoảng 17.000 ca nhiễm cho thấy, 82% bệnh nhẹ, 15% nặng và 3 % là rất nghiêm trọng, theo báo cáo của WHO tại họp báo cùng ngày.
Nhìn chung, WHO cho biết tỉ lệ dưới 2% bệnh nhân mắc bệnh 2019-nCoV chết, thường là do suy đa tạng ở người già và những người mắc bệnh tiềm ẩn.
Ví dụ, theo các nhà nghiên cứu công bố ngày 7/2 tại JAMA, 26% trong số 138 bệnh nhân bị nhiễm coronavirus và được đưa vào Bệnh viện Zhongnan của Đại học Vũ Hán vào tháng 1 cần điều trị tại phòng săn sóc đặc biệt. Đây là những bệnh nhân đã lớn tuổi và có các vấn đề về sức khỏe khác, ví dụ như huyết áp cao, bệnh tim mạch và tiểu đường. Họ bị biến chứng viêm phổi do coronavirus, gồm sốc và hội chứng suy hô hấp cấp tính, tràn dịch màng phổi, gây khó thở nghiêm trọng. Đây là những trường hợp trong một nghiên cứu lớn nhất về các bệnh nhân nhập viện do coronavirus 2019-nCoV, cung cấp thông tin chi tiết hơn về các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Nghiên cứu này cho thấy, virus đã lây lan nhanh chóng tại bệnh viện. Trong số 138 bệnh nhân được theo dõi tại Zhonghan, 57 (41%) người có thể đã bị nhiễm tại bệnh viện, bao gồm 40 nhân viên y tế và 17 bệnh nhân đã nhập viện vì các bệnh khác.
Bệnh nhân nhập viện do viêm phổi 2019-nCoV có nhiều triệu chứng khác nhau, theo các nhà nghiên cứu. Ngoại trừ 2 người bị sốt, 70% cảm thấy mệt mỏi, 60% bị ho khan, 35% bị đau cơ và 31% cảm thấy khó thở. Rất ít bệnh nhân bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, nôn và đau bụng. 10% bệnh nhân bị tiêu chảy và buồn nôn 1-2 ngày trước khi bị sốt và khó thở.
Aubree Gordon, một nhà dịch tễ học tại Đại học Michigan ở Ann Arbor (không tham gia nghiên cứu) cho biết, vì các triệu chứng tiêu hóa không phải do nhiễm trùng đường hô hấp, nên khi bệnh nhân bị tiêu chảy và buồn nôn, có thể không được nghi vấn nhiễm coronavirus. Các bệnh nhân này có thể không được áp dụng các biện pháp thích hợp để ngăn chặn lây lan. Điều này giải thích được lý do rất nhiều nhân viên y tế bị bệnh. Người dân cần phải biết được các trường hợp này để cảnh giác, cô nói.
Các bệnh nhân trong nghiên cứu mới được đưa vào bệnh viện từ ngày 1/1-28/1, có độ tuổi từ 22-92, hầu hết là từ 42-68 tuổi. Đến nay, 6 trong số 138 bệnh nhân này (tương đương 4%) đã chết. Tỷ lệ này cao hơn so với báo cáo của WHO.