Bệnh ung thư trên thế giới
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố tình hình ung thư tại 185 quốc gia và vùng lãnh thổ đối với 36 loại bệnh ung thư năm 2018. Theo đó, trên thế giới có 18,1 triệu ca bệnh mới và 9,6 triệu ca chết vì ung thư. Tỉ lệ số ca bệnh ung thư mới là 218,6 ca/100.000 dân (hiệu chỉnh theo độ tuổi), chiếm đa số là ung thư phổi, kế đến là ung thư vú và ung thư đại trực tràng (BĐ1, BĐ2, BĐ3). Tỉ lệ số ca chết là 122,7 ca/100.000 dân, ung thư phổi là căn bệnh làm nam giới chết nhiều nhất, trong khi ung thư vú là nguyên nhân làm nữ giới chết nhiều nhất so với các loại bệnh ung thư khác (BĐ4, BĐ5, BĐ6).
BĐ1: Số lượng ca bệnh ung thư mới trên toàn cầu, năm 2018
BĐ2: Tỉ lệ số ca bệnh mới theo loại ung thư, nam giới, năm 2018 (9,5 triệu ca mới)
BĐ3: Tỉ lệ số ca bệnh mới theo loại ung thư, nữ giới, năm 2018 (8,6 triệu ca mới)
Nguồn: International Agency for Research on Cancer, WHO; Freddie Bray, Jacques Ferlay, Isabelle Soerjomataram, Rebecca L. Siegel, Lindsey A. Torre, Ahmedin Jemal, Global Cancer Statistics 2018: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries.
BĐ4: Số lượng chết vì ung thư trên toàn cầu, năm 2018
BĐ5: Tỉ lệ chết vì ung thư, nam giới, năm 2018 (5,4 triệu ca)
BĐ6: Tỉ lệ chết vì ung thư, nữ giới, năm 2018 (4,2 triệu ca)
Nguồn: International Agency for Research on Cancer, WHO; Freddie Bray, Jacques Ferlay, Isabelle Soerjomataram, Rebecca L. Siegel, Lindsey A. Torre, Ahmedin Jemal, Global Cancer Statistics 2018: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries.
15 quốc gia có tỉ lệ ung thư cao nhất đều là những nước phát triển: Úc đứng thứ nhất với tỉ lệ số ca bệnh mới ở mức 468 ca/100.000 dân, New Zealand (438,1 ca/100.000 dân), Ireland (373,7 ca/100.000 dân). Tỉ lệ số ca bệnh mới thấp nhất là Gambia với 57,2 ca/100.000 dân, Niger (73,6 ca/100.000 dân), Yemen (76,1 ca/100.000 dân) (Bảng 1). Tại châu Á, Hàn Quốc có tỉ lệ số ca bệnh mới cao nhất (313,5 ca/100.000 dân, xếp vị trí 14 thế giới), đứng thứ hai là Singapore (248,9 ca/100.000 dân, xếp vị trí 42 thế giới); Nhật Bản xếp thứ 3 (248/100.000, vị trí 43 thế giới).
Bảng 1: 30 quốc gia dẫn đầu và xếp cuối về tỉ lệ ca bệnh ung thư mới năm 2018
Xếp hạng
|
Quốc gia và vùng lãnh thổ
|
Số ca /100.000 dân
|
Xếp hạng
|
Quốc gia
|
Số ca /100.000 dân
|
-
|
Úc
|
468,0
|
156.
|
Vanuatu
|
104,0
|
-
|
New Zealand
|
438,1
|
157.
|
Nigeria
|
103,8
|
-
|
Ireland
|
373,7
|
158.
|
Nepal
|
103,7
|
-
|
Hungary
|
368,1
|
159.
|
Botswana
|
103,6
|
-
|
Mỹ
|
352,2
|
160.
|
Oman
|
103,3
|
-
|
Bỉ
|
345,8
|
161.
|
Equatorial Guinea
|
101,6
|
-
|
Pháp
|
344,1
|
162.
|
Sierra Leone
|
101,0
|
-
|
Đan Mạch
|
340,4
|
163.
|
Guinea
|
100,5
|
-
|
Na Uy
|
337,8
|
164.
|
Afghanistan
|
100,2
|
-
|
Hà Lan
|
334,1
|
165.
|
Comoros
|
99,8
|
-
|
Canada
|
334,0
|
166.
|
Ethiopia
|
99,5
|
-
|
New Caledonia (Pháp)
|
324,2
|
167.
|
Mauritania
|
98,5
|
-
|
Vương Quốc Anh
|
319,2
|
168.
|
Eritrea
|
97,7
|
-
|
Hàn Quốc
|
313,5
|
169.
|
Qatar
|
97,3
|
-
|
Đức
|
313,1
|
170.
|
Guinea-Bissau
|
97,0
|
-
|
Thụy Sỹ
|
311,0
|
171.
|
Sudan
|
95,9
|
-
|
Luxembourg
|
309,3
|
172.
|
Chad
|
95,4
|
-
|
Serbia
|
307,8
|
173.
|
Central African Republic
|
92,4
|
-
|
Slovenia
|
304,9
|
174.
|
Uzbekistan
|
91,4
|
-
|
Latvia
|
302,2
|
175.
|
Ấn Độ
|
89,4
|
-
|
Slovakia
|
297,5
|
176.
|
Saudi Arabia
|
88,7
|
-
|
Czechia
|
296,7
|
177.
|
Sri Lanka
|
88,1
|
-
|
Thụy Điển
|
294,7
|
178.
|
Djibouti
|
87,9
|
-
|
Ý
|
290,6
|
179.
|
Bhutan
|
87,8
|
-
|
Croatia
|
287,2
|
180.
|
Tajikistan
|
87,3
|
-
|
Lithuania
|
285,8
|
181.
|
Timor-Leste
|
84,3
|
-
|
Estonia
|
283,3
|
182.
|
Congo
|
76,9
|
-
|
Hy Lạp
|
279,8
|
183.
|
Yemen
|
76,1
|
-
|
Tây Ban Nha
|
272,3
|
184.
|
Niger
|
72,6
|
-
|
Phần Lan
|
266,3
|
185.
|
Gambia
|
57,2
|
Nguồn: https://gco.iarc.fr, WHO, Cancer Today.
Khu vực Đông Nam Á, Singapore có tỉ lệ số ca bệnh ung thư mới năm 2018 cao nhất, kế đến là Brunei, Philippines, Thái Lan, Lào. Việt Nam có tỉ lệ số ca bệnh ung thư mới là 151,4 ca/100.000 dân, xếp vị trí 100/185 quốc gia và vùng lãnh thổ, thứ 19 châu Á và thứ 6 tại khu vực Đông Nam Á (Bảng 2).
Bảng 2: Tỉ lệ số ca bệnh ung thư mới năm 2018, khu vực Đông Nam Á
Quốc gia
|
Số ca /100.000 dân
|
Xếp hạng trong khu vực
|
Xếp hạng trên thế giới
|
Singapore
|
248,9
|
-
|
42
|
Brunei
|
220,2
|
-
|
59
|
Philippines
|
163,3
|
-
|
89
|
Thái Lan
|
158,2
|
-
|
92
|
Lào
|
154,3
|
-
|
97
|
Việt Nam
|
151,4
|
-
|
100
|
Malaysia
|
139,9
|
-
|
110
|
Indonesia
|
136,2
|
-
|
113
|
Myanmar
|
130,9
|
-
|
120
|
Cambodia
|
124,0
|
-
|
128
|
Timor-Leste
|
84,3
|
-
|
181
|
Nguồn: International Agency for Research on Cancer, WHO.
Tại Việt Nam
Năm 2018, số ca bệnh ung thư mới tại Việt Nam là 164.671 ca, chiếm tỉ lệ 151,4 ca/100.000 dân. Loại ung thư có tỉ lệ cao nhất là ung thư gan chiếm (15,4%), kế đến là ung thư phổi (14,4%), ung thư dạ dày (10,6%), ung thư vú (9,2%) (BĐ7, BĐ8, BĐ9). Tỉ lệ số ca bệnh mới năm 2018 ở Việt Nam không cao so với thế giới (xếp thứ 100), tuy nhiên tỉ lệ tử vong tương đối lớn, xếp vị trí 56/185 quốc gia và vùng lãnh thổ với số lượng 114.871 ca, chiếm tỉ lệ 104,4 ca/100.000 dân.
BĐ7: Số ca ung thư mới tại Việt Nam, năm 2018
BĐ8: Số ca ung thư mới tại Việt Nam, năm 2018, nam giới
BĐ9: Số ca ung thư mới tại Việt Nam, năm 2018, nữ giới
Nguồn: International Agency for Research on Cancer, WHO.
Loại ung thư phổ biến nhất ở nam là ung thư phổi, gan, dạ dày và đại trực tràng. Ở nữ giới, chiếm hàng đầu là ung thư vú, kế đến là đại trực tràng, phổi và gan (BĐ10).
BĐ10: Xu hướng các bệnh ung thư phổ biến ở Việt Nam (2000-2018)
Đối với nam
|
Đối với nữ
|
Nguồn: Tung Pham, Linh Bui, Giang Kim, Dong Hoang, Thuan Tran, và Minh Hoang; Cancers in Vietnam—Burden and Control Efforts: A Narrative Scoping Review
Hỗ trợ hoạt động nghiên cứu về ung thư
Qua khảo sát từ 4.693 tổ chức hỗ trợ tài chính nghiên cứu ung thư từ 107 quốc gia trong giai đoạn 2008-2018, tác giả Anna Schmutz và cộng sự đã cho thấy, số tổ chức hỗ trợ tài chính cho hoạt động nghiên cứu liên quan đến bệnh ung thư trên toàn cầu tăng cao theo thời gian, trong đó gần một nửa là các tổ chức phi lợi nhuận (49%), trong khi các tổ chức chính phủ chỉ chiếm 12% (BĐ11).
BĐ11: Tỉ lệ các tổ chức hỗ trợ tài chính nghiên cứu ung thư trên toàn cầu (2008-2018)
Nguồn: Anna Schmutz, Claire Salignat, Daria Plotkina, Amandine Devouassoux,
Teresa Lee, Melina Arnold, Morten Ervik, Olaf Kelm; Mapping of the Global Cancer Research Funding Landscape.
Số tổ chức hỗ trợ tài chính cho nghiên cứu ung thư năm 2018 đã tăng hơn gấp đôi so với năm 2008, nhờ đó, lượng tài liệu nghiên cứu liên quan đến ung thư được công bố cũng gia tăng (BĐ12).
BĐ12: Tương quan giữa số lượng các tổ chức hỗ trợ tài chính và số lượng tài liệu nghiên cứu ung thư trên toàn cầu
Nguồn: Anna Schmutz, Claire Salignat, Daria Plotkina, Amandine Devouassoux,
Teresa Lee, Melina Arnold, Morten Ervik, Olaf Kelm; Mapping of the Global Cancer Research Funding Landscape.
Vũ Trung (CESTI)