SpStinet - vwpChiTiet

 

Mô hình nuôi tôm thẻ sạch

Mô hình nuôi tôm thẻ sạch có xử lý vi sinh nước bằng vật liệu Zeolite tẩm nano bạc, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi tôm thẻ chân trắng ngay cả trong thời điểm khó nuôi nhất trong năm.

nh hình sản xuất và tiêu thụ

Ngành nuôi tôm nếu được quan tâm và đầu tư đúng mức sẽ mang lại lợi ích kinh tế cao. Tuy nhiên người nuôi tôm cũng đang đối mặt nhiều rủi ro, thách thức, trong đó đáng chú ý là tình hình dịch bệnh đang diễn biến hết sức phức tạp. Nguyên nhân đến từ nguồn giống và kỹ thuật nuôi chưa đảm bảo, nguồn nước bị ô nhiễm bởi hóa chất tàn dư trong quá trình quá trình xử lý ao nuôi, nuôi, mầm bệnh phát tán từ vụ nuôi trước và tính kháng thuốc của vi khuẩn do người dân sử dụng nhiều kháng sinh, sử dụng không hợp lý.

Không ít người nuôi đã sử dụng một số loại chế phẩm như hóa chất độc hại và kháng sinh để hạn chế thiệt hại do dịch bệnh nhằm đảm bảo tỷ lệ sống của ao tôm cho đến ngày thu hoạch nhưng lại gặp phải nhiều vấn đề khó khăn về chất lượng tôm do bị nhiễm hóa chất độc hại và kháng sinh (phổ biến là Chloraphenicol, Trifluralin, Enrofloxacin Ethoxyquin), ô nhiễm nguồn nước dẫn đến thất thu nghiêm trọng ở các vụ sau,...

Chính vì vậy việc tìm nguồn con giống sạch, xây dựng quy trình nuôi hợp lý, cải thiện môi trường nuôi, trong đó việc xử lý môi trường nước trước, trong và sau quá trình nuôi cần phải được chú ý để giảm thiệt hại cho người nuôi, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả quá trình nuôi.

Mô hình xử lý vi sinh nước nuôi tôm bằng vật liệu Zeolite tẩm nano bạc tại Huyện Cần Giờ, TP.HCM  đã ứng dụng thành công nano bạc vào thực tiễn xử lí nước nuôi tôm của Việt Nam.

Quy trình, phương pháp tổ chức thực hiện

Mô hình được thực hiện song song với ao đối chứng thực hiện ở cùng 1 thời gian, địa điểm và quy trình nuôi (C.P.). Quy trình được tiến hành tại thời điểm mùa mưa với các điều kiện môi trường bất lợi nhất trong năm (mưa nhiều, lạnh, độ mặn thấp, thời tiết thay đổi nhiều, tôm dễ bị bệnh,...).

Ao thử nghiệm theo mô hình được tiến hành xử lý vi sinh 02 tuần/lần (ao đối chứng không được xử lý) bằng thiết bị xử lý riêng, ngoài ra mọi điều kiện khác của hai ao nuôi tôm đều tương tự trong suốt quá trình nuôi.

  • Loại ao: Ao cũ, đã nuôi nhiều năm.
  • Diện tích ao nghiên cứu: 1.750m2
  • Có ao đối chứng:3.500m2.

Các bước tẩm nano bạc lên vật liệu Zeolite

  • Nguyên liệu Zeolite 4A
  • Xử lý dung dịch nano bạc để tẩm lên vật liệu Zeolite
  • Tẩm nano bạc lên vật liệu Zeolite
  • Phơi khô, ổn định cấu trúc vật liệu Zeolite sau khi tẩm nano bạc
  • Cho vật liệu Zeolite đã tẩm nano bạc vào bao chứa

Quy trình nuôi tôm thẻ có xử lý bằng nano bạc

Thả tôm

Con giống tôm thẻ chân trắng là Post 12 ngày tuổi, khỏe mạnh do Công ty TNHH Giống Thủy sản Quốc tế Hùng Phát, Bình Thuận cung cấp.

Tiến hành thả tôm lúc 8 giờ tối, thả 1 lần đủ số lượng. Số lượng tôm giống được thả:

  • 200.000 con cho ao 1.700m2 (ao thử nghiệm), mật độ 117 con/m2
  • 300.000 con cho ao 3.500m2 (ao đối chứng), mật độ 85 con/m2

Chăm sóc và quản lý

Tôm sau khi thả được theo dõi, cho ăn,chăm sóc và phòng trị bệnh theo đúng quy trình công nghệ C.P.

Kiểm tra các yếu tố môi trường

  • Kiểm tra 2 lần/ngày các yếu tố: pH, nồng độ oxy hòa tan (DO), nhiệt độ nước,
  • Kiểm tra 1 lần/ngày các yếu tố: độ kiềm, độ trong,
  • Kiểm tra 1 lần/tuần các yếu tố: NH3, NO2, độ mặn,
  • Kiểm tra 1 lần/tháng các yếu tố: BOD5 hoặc COD.

Kiểm soát, điều chỉnh pH, tăng độ kiềm, xử lý các chất hữu cơ trong ao nuôi bằng các chế phẩm.

Thu hoạch

Đây là mô hình nuôi tôm thẻ kích cỡ lớn (mật độ thả trên 80 con/m2) và tiến hành thu tỉa của C.P. phù hợp với những trang trại nuôi có cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cung cấp ôxy đầy đủ, hệ thống điện 3 pha, có phủ bạt nylon ở đáy ao, có kinh nghiệm quản lý. Ưu điểm của mô hình:

  • Nuôi được mật độ cao ( > 80 con/m2),
  • Có thể đạt năng suất rất cao ( > 20 tấn/ha),
  • Thu được kích cỡ tôm lớn (30-40 con/kg),
  • Lợi nhuận/đơn vị diện tích rất cao,
  • Duy trì được tốc độ lớn của tôm nuôi suốt vụ (AG > 0,21),
  • Hạn chế rủi ro xảy ra khi nuôi mật độ cao, đặc biệt giai đoạn tôm > 60 ngày tuổi

Phương pháp thu tỉa được tiến hành như sau:

Trong quá trình nuôi tiến hành cân tôm định kỳ 5–7 ngày/lần đểđánh giá tốc độ tăng trưởng của tôm nuôi. Nếu 2 lần cân mẫu cách nhau 7–10 ngày cho kết quả tốc độ tăng trưởng quá thấp thì tiến hành thu tỉa. Vì lúc này, sức tải môi trường ao nuôi (Carrying cacpacity) đã quá lớn với ao nuôi đó. Mỗi ao nuôi khác nhau có sức tải môi trường khác nhau và phụ thuộc vào các yếu tố:

  • Mực nước ao nuôi tôm thẻ,
  • Trang thiết bị cung cấp ôxy cho ao nuôi,
  • Mật độ thả nuôi,
  • Chất lượng nước ao nuôi: Độ mặn, pH, độ kiềm…

Bảng:  Tỷ lệ tôm thu tỉa khi nuôi tôm kích cỡ lớn (nguồn: C.P.)

Cỡ tôm (con/kg)

Lần thu tỉa

Phần trăm thu tỉa

60–70

1

50% (tôm hiện có trong ao)

50

2

50% (tôm hiện có trong ao)

30–40

3

100% (tôm hiện có trong ao)

Hiện nay phương pháp thu tỉa bằng lưới kéo vây ¼ góc ao là phương pháp tốiưu nhất, vì phương pháp này dễ thực hiện và an toàn cho số tôm còn lại trong ao hơn so với phương pháp khác. Thời gian thu tỉa nên tiến hành vào lúc 7–10 giờ sáng là tốt nhất. Không nên thu tỉa vào lúc chiều tối vì đây là thời điểm tôm chuẩn bị lột xác và hàm lượng ôxy bắt đầu giảm.

Lưu ý: trong quá trình thu tỉa, vẫn tiến hành cho cánh quạt chạy bình thường để không ảnh hưởng đến số lượng tôm nuôi còn lại trong ao.

Tính toán hiệu quả kinh tế

Ao đối chứng không có xử lý vi sinh bằng thiết bị chuyên dùng

Tổng hợp chi phí                                                                                                         

Bảng: Bảng tổng hợp các chi phí của Ao đối chứng trong vụ nuôi

Diễn giải

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá (đ)

Thành tiền (đ)

Khấu hao (đ)

Ghi chú

I. Tổng chi phí đầu tư: 

255.800.000

 

 

1. Chi phí đầu tư xây dựng:

27.500.000

6.875.000

 

1.1 Đào ao

m2

3.500

5.000

17.500.000

4.375.000

Khấu hao 4 vụ

1.2 Cống cấp và thoát nước

cái

1

5.000.000

5.000.000

1.250.000

Khấu hao 4 vụ

1.3 Xây dựng chòi, trại

cái

1

5.000.000

5.000.000

1.250.000

Khấu hao 4 vụ

2. Chi phí thiết bị:  

74.300.000

21.510.000

 

2.1 Nilon lót bờ (khổ 4 mét)

mét

370

50.000

18.500.000

9.250.000

Khấu hao 2 vụ

2.2 Máy bơm + ống

cái

1

12.000.000

12.000.000

2.400.000

Khấu hao 5 vụ

2.3 Hệ thống quạt, khung...

bộ

4

4.000.000

16.000.000

4.000.000

Khấu hao 4 vụ

2.4 Phao

cái

16

100.000

1.600.000

320.000

Khấu hao 5 vụ

2.5 Cầu kiểm tra thức ăn

cái

1

1.000.000

1.000.000

500.000

Khấu hao 2 vụ

2.6 Motor chạy quạt

cái

4

4.000.000

16.000.000

3.200.000

Khấu hao 5 vụ

2.7 Nhông, hộp số

cái

4

1.800.000

7.200.000

1.440.000

Khấu hao 5 vụ

2.8 Hệ thống thắp sáng

hệ

1

2.000.000

2.000.000

400.000

Khấu hao 5 vụ

3. Chi phí lưu động (giống, thức ăn, hóa chất):

151.000.000

151.000.000

 

3.1 Con giống

con

300.000

80

24.000.000

24.000.000

Mật độ thả: 85con/m2

3.2 Thức ăn

kg

3.100

30.000

93.000.000

93.000.000

 

3.3 Hóa chất (vôi, thuốc diệt khuẩn, thuốc xử lý môi trường, thuốc phòng bệnh…)

vụ

 

 

20.000.000

20.000.000

 

3.4 Nhiên liệu, điện thấp sáng.

Tháng

2

2.500.000

5.000.000

5.000.000

 

3.5 Công lao động

Tháng

3

3.000.000

9.000.000

9.000.000

 

II. Tổng kinh phí một vụ nuôi 

179.385.000

 

Ghi chú:Mô hình nuôi tôm thẻ này được nuôi theo công nghệ của C.P.

Tổng hợp doanh thu

Ao đối chứng được thu tỉa 01 lần vào ngày tuổi thứ 55 và được thu hoạch sau 72 ngày nuôi.

Bảng: tổng hợp doanh thu của Ao đối chứng trong vụ nuôi

AO ĐỐI CHỨNG (3.500m2 ; 300.000 con giống)

 

Kích cỡ tôm (con/kg)

Khối lượng tôm bán (kg)

Doanh thu (đ)

Số lượng tôm bán (con)

Thu tỉa

 100  

250  

37.500.000  

25.000  

Thu hoạch

 48  

800  

160.000.000  

38.400  

TỔNG CỘNG

1.050  

197.500.000  

63.400  

Ghi chú:Tổng số lượng tôm sống trong Ao đối chứng theo tính toán sau khi thu hoạch là 63.400 con so với 300.000 con tôm giống được thả ban đầu, như vậy tỷ lệ sống sót của Ao đối chứng chỉ đạt khoảng 21%.

Ao thử nghiệm có xử lý vi sinh bằng thiết bị chuyên dùng

Tổng hợp chi phí

Bảng: tổng hợp các chi phí của Aothử nghiệm trong vụ nuôi

Diễn giải

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá (đ)

Thành tiền (đ)

Khấu hao (đ)

Ghi chú

I. Tổng chi phí đầu tư: 

206.600.000

 

 

1. Chi phí đầu tư xây dựng:

18.500.000

4.625.000

 

1.1 Đào ao

m2

1.700

5.000

17.500.000

4.375.000

Khấu hao 4 vụ

1.2 Cống cấp và thoát nước

cái

1

5.000.000

5.000.000

1.250.000

Khấu hao 4 vụ

1.3 Xây dựng chòi, trại

cái

1

5.000.000

5.000.000

1.250.000

Khấu hao 4 vụ

2. Chi phí thiết bị:  

63.500.000

16.350.000

 

2.1 Nilon lót bờ (khổ 4 mét)

mét

170

50.000

8.500.000

4.250.000

Khấu hao 2 vụ

2.2 Máy bơm + ống

cái

1

12.000.000

12.000.000

2.400.000

Khấu hao 5 vụ

2.3 Hệ thống quạt, khung..

bộ

4

4.000.000

16.000.000

4.000.000

Khấu hao 4 vụ

2.4 Phao

cái

8

100.000

800.000

160.000

Khấu hao 5 vụ

2.5 Cầu kiểm tra thức ăn

cái

1

1.000.000

1.000.000

500.000

Khấu hao 2 vụ

2.6 Motor chạy quạt

cái

4

4.000.000

16.000.000

3.200.000

Khấu hao 5 vụ

2.7 Nhông, hộp số

cái

4

1.800.000

7.200.000

1.440.000

Khấu hao 5 vụ

2.8 Hệ thống thắp sáng

hệ

1

2.000.000

2.000.000

400.000

Khấu hao 5 vụ

3. Chi phí lưu động

(giống, thức ăn, hóa chất):

100.000.000

100.000.000

 

3.1 Con giống

con

200.000

80

16.000.000

16.000.000

Mật độ thả: 117con/m2

3.2 Thức ăn

kg

2.000

30.000

60.000.000

60.000.000

 

3.3 Hóa chất (vôi, thuốc diệt khuẩn, thuốc xử lý môi trường, thuốc phòng bệnh…)

vụ

 

 

10.000.000

10.000.000

 

3.4 Nhiên liệu, điện thấp sáng

Tháng

2

2.500.000

5.000.000

5.000.000

 

3.5 Công lao động

Tháng

3

3.000.000

9.000.000

9.000.000

 

4. Chi phí xử lý vi sinh bằng thiết bị nghiên cứu

27.600.000

20.100.000

 

4.1 Vật liệu zeolite 4A

kg

200

50.000

10.000.000

2.500.000

Khấu hao 4 vụ

4.2 Dung dịch nano bạc

Lít

80

220.000

17.600.000

17.600.000

 

II. Tổng kinh phí một vụ nuôi 

141.075.000

 

Ghi chú: Mô hình nuôi tôm thẻ này được nuôi theo công nghệ của C.P. và được xử lý vi sinh bằng thiết bị nghiên cứu, sử dụng vật liệu zeolite tẩm nano bạc.

Tổng hợp doanh thu

Ao thử nghiệm được thu tỉa 02 lần vào ngày tuổi thứ 41 và 55, được thu hoạch sau 72 ngày nuôi.

Bảng: tổng hợp doanh thu của Ao đối chứng trong vụ nuôi

AO THỬ NGHIỆM (1.750m2 ; 200.000 con giống)

 

Kích cỡ tôm (con/kg)

Khối lượng tôm bán (kg)

Doanh thu (đ)

Số lượng tôm bán (con)

Tỉa lần 1

150

400  

44.000.000  

60.000  

Tỉa lần 2

115  

400  

58.000.000  

46.000  

Thu hoạch

64  

500  

95.000.000  

32.000  

TỔNG CỘNG

1.300  

197.000.000  

138.000  

Ghi chú:Tổng số lượng tôm sống trong Ao thử nghiệm theo tính toán sau khi thu hoạch là 138.000 con so với 200.000 con tôm giống được thả ban đầu, như vậy tỷ lệ sống sót của Ao đối chứng chỉ đạt khoảng 69%.

Tính toán hiệu quả kinh tế

Từ các kết quả tổng hợp chi phí và doanh thu của hai mô hình trên, có thể tiến hành so sánh và đánh giá hiệu quả kinh tế của hai mô hình như sau:

Bảng: So sánh hiệu quả kinh tếgiữa Ao đối chứng và Ao thử nghiệm tại Cần Giờ.

TT

Diễn giải

Ao đối chứng (đ)

Ao thử nghiệm (đ)

1

Chi phí đầu tư bình thường cho 1 vụ nuôi

179.385.000  

120.975.000  

2

Chi phí tăng thêm khi xử lý vi sinh bằng thiết bị nghiên cứu

-    

20.100.000  

3

Tổng chi phí đầu cho 1 vụ nuôi

179.385.000

141.075.000  

4

Tổng doanh thu

197.500.000  

197.000.000  

5

Lợi nhuận sau cùng

18.115.000  

55.925.000  

 

Hiệu quả mang lại (1 vụ nuôi)

37.810.000